
Chế độ luyện tập cho bệnh nhân Gout – Xương khớp
Lương y Hường chia sẻ bệnh nhân xương khớp nói chung và những bệnh nhân mắc gout nói riêng cần có chế độ dinh dưỡng và luyện tập khoa học, nên lựa chọn những môn thể thao và phương pháp luyện tập cho phù hợp. Việc tập luyện sẽ giúp tăng cường sức khỏe, phục hồi sức dẻo dai của xương khớp và ngăn chặn những biến chứng của bệnh xương khớp. Song song với đó, người bị bệnh gout tập luyện thường xuyên sẽ ngăn chặn những cơn phát tác của bệnh và đẩy lùi căn bệnh này.
Lương y Nguyễn Thị Hường chia sẻ một số bài tập dành cho bệnh nhân bị Gout – Xương khớp
I. NHỮNG BÀI TẬP CHO BỆNH NHÂN BỊ GOUT
1.Bài tập giãn cơ
Giãn cơ có thể giảm được sự tích tự axit uric trong cơ thể. Giãn cơ còn có thể giúp tăng khả năng hoạt động cũng như sự linh hoạt cho các cơ.
2. Bài tập lưng và cơ đùi sau
Ngồi trên sàn, 2 chân duỗi thẳng trước mặt. Vươn mình về phía trước cho đến khi tay chạm ngón chân. Giữ tư thế trong 15 giây và cố gắng làm thêm 3 lần nữa.
3. Bài tập vai
Đầu tiên dành vài phút để khởi động, nhất là phần cơ thể trên. Sau đó cuộn người về phía trước trong 30 giây rồi cuộn người về phía sau trong 30 giây. Tay luôn để sát theo cơ thể.
4. Bài tập cổ tay
Tay nắm hình nắm đấm, xoay cổ tay theo chiều kim đồng hồ 30 giây, đổi chiều ngược lại tiếp tục tập trong 30 giây.
5. Đi bộ
Đi bộ là bài tập vận động rất đơn giản nhưng lại mang lại những lợi ích to lớn cho sức khỏe. Trung bình khi đi bộ 1,6km, cơ sẽ đốt cháy khoảng 100 calo. Tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người kết hợp với chế độ dinh dưỡng, việc đi bộ sẽ giúp giảm cân ở mức độ nhất định. Đặc biệt, đi bộ có tác dụng rất tốt, cho hệ hô hấp và hệ tuần hoàn, giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch lên đến 50% so với những người ít vận động. Đối với người mắc bệnh gout, việc đi bộ thường xuyên với cường độ thích hợp giúp tăng độ linh hoạt cho các xương khớp và tăng khả năng hồi phục của các khớp xương sau mỗi cơn đau do gout
6. Bơi lội
Bơi và aerobic dưới nước là một cách tuyệt vời để tăng cường các chức năng của cơ, bởi khi bạn di chuyển trong nước, các cơ của bạn sẽ phải chịu ít lực hơn.
Bắt đầu từ từ và dần dần tăng thời gian đi bơi. Hãy nhớ rằng tốc độ và khoảng cách không quan trọng bằng tổng thời gian dành để bơi. Bắt đầu với 2 ngày một tuần, mỗi lần ít nhất 15 phút. Mục tiêu của giai đoạn này là bơi 30-45 phút một tuần.
7. Yoga
Trong trường hợp bệnh Gout chưa ảnh hưởng đến những khớp chịu lực chính trên cơ thể như: Khớp háng, đốt sống, vai gáy thì người bệnh có thể tập được những động tác uốn dẻo toàn thân để phòng ngừa viêm và thoái hóa khớp. Các bài tập yoga giúp giãn cơ rất tốt. Việc giãn cơ có thể làm giảm sự tích tụ axit uric trong cơ thể. Giãn cơ còn có thể giúp tăng khả năng hoạt động cũng như sự linh hoạt cho các cơ của người bệnh.
9. Bài tập Aerobic nhẹ nhàng và bài tập Cardio
Tập luyện tim mạch giúp tăng cường khả năng sử dụng oxy để chuyển hóa axit ở trong cơ thể và cải thiện chức năng phổi. Nó còn giúp tăng cường sức mạnh của các cơ bắp dưới.
Chọn các bài tập Aerobic nhẹ nhàng như leo cầu thang, đi bộ fitness và tập nhảy. Bắt đầu với 10 phút hàng ngày và càng về sau càng kéo dài thời gian. Hãy chú ý rằng, mục tiêu của bạn là 30-45 phút một ngày, một tuần 5 ngày.
Nếu bạn không quen vận động, đừng vội vàng bắt đầu các bài tập nặng vì nó chỉ khiến bệnh gút tồi tệ hơn. Nếu không biết bắt đầu thế nào, hãy tìm đến huấn luyện viên và tuân thủ phác đồ điều trị mà bác sĩ đã vạch ra cho bạn.
I. NHỮNG BÀI TẬP CHO BỆNH NHÂN BỊ XƯƠNG KHỚP, THOÁI HÓA, THOÁT VỊ
1. Thái cực quyền
Thái cực quyền là hình thức vận động 1 chỗ nhưng là vận động toàn thân, các động tác áp đùi, giãn hông, gập eo duy trì tính linh hoạt của khớp. Mỗi động tác chậm, nhẹ, nhịp nhàng, thở sâu làm cho khí huyết lưu thông, hệ thần kinh thư thái giúp giảm đau. Tuy nhiên, tập thái cực quyền khi phải co khom gối và hông quá mức gây trở ngại cho khớp gối, quá trình tập luyện rất dễ bị gián đoạn.
Thái cực quyền là bài tập phù hợp với người cao tuổi
2. Đi bộ
Đi bộ là bài tập an toàn với hầu hết người bệnh xương khớp, lại rất dễ thực hiện. Trong quá trình đi bộ, sự co duỗi ở khớp gối cơ bản trên một trục thẳng, biên độ vận động không lớn, sự ma sát ở các khớp không mạnh phòng chống được suy thoái khớp. Tuy vậy, khi đi bộ, một số khớp trọng điểm ở các vị trí hông, gối và mắt cá chân thường bị đau, không phù hợp với người bị thoái hóa khớp nặng.
Đi bộ là bài tập an toàn với hầu hết người bệnh xương khớp
3. Đạp xe
Đây là hình thức tập luyện hiệu quả giúp kích thích các nhóm cơ lớn ở chân, các cơ được vận động tối đa mà ít gây trọng tải lên các khớp. Tuy vậy, đạp xe ngoài trời, vị trí của yên xe khi duỗi gối hết mức phải thẳng chân đòi hỏi khả năng giữ thăng bằng và tay lái phản xạ nhạy bén.
Đạp xe là hình thức tập luyện hiệu quả giúp kích thích các nhóm cơ lớn ở chân
4. Khiêu vũ
Khiêu vũ ở mức độ vừa phải giúp cho các cơ và dây chằng – cử động của các khớp dẻo dai, linh hoạt, cải thiện chất lượng của sụn khớp gối. Khiêu vũ đều đặn giúp giảm cân, từ đó giảm trọng tải lên khớp, giảm đau, giảm bệnh và chống trầm cảm. Tuy nhiên, hình thức tập luyện này nguy cơ chấn thương cao.
Khiêu vũ giúp các khớp dẻo dai, linh hoạt, cải thiện chất lượng của sụn khớp gối
5. Yoga
Tập yoga đúng cách sẽ hỗ trợ điều trị tốt cho bệnh thoái hóa khớp, giúp cho cơ xương khớp uyển chuyển, linh hoạt hơn, thậm chí còn có thể giúp hỗ trợ điều trị, phục hồi được các sụn khớp bị thoái hóa.
Yoga hỗ trợ điều trị tốt cho bệnh thoái hóa khớp, giúp cho cơ xương khớp uyển chuyển
6. Bơi lội
Bơi lội giúp vận động các khớp toàn thân trong khi giảm sức ép lên các khớp, rất phù hợp với những người thừa cân, thoái hóa khớp.
Bơi lội giúp khớp linh hoạt trong khi không phải chịu nhiều sức ép
7. Đứng tay đơn kéo chân
Đứng tay đơn kéo chân giúp giảm bớt căng thẳng ở các khớp đầu gối, các khớp xương được thư giãn, giảm các cơn đau và sưng đỏ.
Tư thế đứng chân rộng hơn vai, gấp đầu gối bên phải, đưa bàn chân về mông, dùng tay giữ chân cố định. Cố gắng đưa gót chân phải càng gần mông càng tốt. Người cao tuổi, có thể đứng chống tay vào một bức tường để giữ thăng bằng tốt hơn và tránh té ngã.
Giữ tư thế này trong 30 giây và lặp lại với chân trái. Thực hiện 3 lần mỗi ngày để đạt được kết quả mong muốn. Ban đầu, có thể khá khó khăn cho người cao tuổi khi co chân lên, tuy nhiên cần cố gắng luyện tập từ từ mỗi ngày để có kết quả tốt nhất.
Động tác đứng tay đơn kéo chân giúp người cao tuổi giảm bớt căng thẳng ở các khớp đầu gối
8. Nằm ngửa nhấc chân
Nằm ngửa nhấc chân giúp giảm bớt những cơn đau đầu gối, mang đến cảm giác rất nhẹ cho các khớp chân, giúp người bệnh xương khớp có thể di chuyển dễ dàng hơn.
Tư thế đầu tiên là nằm ngửa với hai chân thẳng. Nâng chân phải lên cho đến khi cảm thấy căng nhẹ. Giữ chân bằng cách sử dụng hai bàn tay nâng bắp đùi. Nếu cảm thấy quá đau thì không nên nhấc chân lên quá cao. Giữ tư thế 30 giây và tiếp tục thực hiện ở chân đối diện, làm 3 lần mỗi ngày.
Bài tập này giúp giảm bớt những cơn đau đầu gối, mang đến cảm giác rất nhẹ cho các khớp chân, giúp người bệnh xương khớp có thể di chuyển dễ dàng hơn.
9. Leo vài bậc cầu thang
Leo vài bậc cầu thang (nếu có thể) giúp các khớp gối di chuyển linh hoạt hơn
Người cao tuổi có thể đứng ở phía trước bậc cầu thang hoặc hộp cứng (chịu được trọng lượng cơ thể), hai chân dang rộng ngoài vai. Sau đó, bước lên cầu thang bằng chân phải, bước tiếp chân trái lên. Tiếp theo, nên bước xuống theo hướng chân ngược lại: chân trái chạm đến mặt đất đầu tiên, sau đó là chân phải. Bước theo tốc độ chậm trong khoảng 30 giây. Lặp lại động tác khoảng 5 lần, mỗi ngày hai lần tập để các khớp chân được linh hoạt hơn, cầu thang luôn có tay vịn để tránh té ngã.
Nếu việc bước lên vài bậc cầu thang khó khăn, các động tác này có thể áp dụng trên đường bằng.
Bài tập đơn giản nhất giúp các khớp gối di chuyển linh hoạt hơn chính là những động tác tương tự như bước lên cầu thang
Thói quen tập thể dục cũng giúp người cao tuổi giữ được các cơ săn chắc và dẻo dai, trọng lượng hợp lý, tránh tình trạng thừa cân, béo phì. Từ đó, giúp giảm áp lực lên khớp gối và tăng sức bền cho hệ thống

Giới thiệu

CHI NHÁNH
TRUYỀN HÌNH NÓI VỀ CHÚNG TÔI
BÁO CHÍ NÓI VỀ CHÚNG TÔI
BỆNH NHÂN NÓI VỀ CHÚNG TÔI
TIN TỨC
HOẠT ĐỘNG PHÒNG KHÁM